Diện bộ đồ bảo hộ có giá hơn 7 triệu đồng do chính công ty đang phân phối, với quan điểm “nếu xem tính mạng rẻ thì giá nào cũng mắc”, nhóm sáng lập BBI tự tin bước vào phần gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam tập 11.

Video giới thiệu
Tiểu sử Startup

BBI là công ty xuất nhập khẩu, sản xuất, phân phối mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ dành cho tất cả các đối tượng đi xe mô tô, xe gắn máy sử dụng hàng ngày.

Mô hình kinh doanh

Startup này hiện sở hữu hai thương hiệu là Ego và Bulldog – đặt hàng từ 20 đối tác OEM (Original Equipment Manufacturer – nhà sản xuất phụ tùng gốc) trong và ngoài nước. Đồng thời, BBI còn là đơn vị phân phối độc quyền tại Việt Nam của một hãng bảo hộ đứng trong Top 10 thế giới. 

Chia sẻ về khả năng bảo hộ của sản phẩm, Tuấn Anh cho biết bộ đồ anh đang mặc trên người được làm từ các nguyên vật liệu có thể chịu được ma sát và hấp thụ lực va đập tại một số vị trí trọng yếu như lưng, ngực, vai, gối. Trong khi đó, mũ bảo hiểm được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như DOT của Mỹ, ECE của châu Âu.

Các sản phẩm của BBI có giá bán lẻ từ 600 nghìn – 20 triệu đồng/mũ bảo hiểm và hơn 2 triệu/sản phẩm bảo hộ như quần, áo, giày…, được phân phối qua kênh B2B (Business to Business – Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp) gồm 300 đại lý và hơn 10 hãng xe. 

Nhóm sáng lập BBI cũng tiết lộ mức tăng trưởng kép 22% kể từ khi khởi nghiệp. Đến năm 2022, doanh thu của công ty đạt 65 tỷ, lợi nhuận 12,7 và con số này của 9 tháng đầu năm 2023 lần lượt là 42 tỷ, 9 tỷ. Trong đó, 45% doanh thu đến từ các thương hiệu do BBI sở hữu. Tính lũy kế từ năm 2016 đến nay, BBI đã đạt tổng doanh thu là 350 tỷ.

Mong muốn phát triển thần tốc, chiếm lĩnh thị trường đồ bảo hộ có quy mô ước tính lên tới 2 tỷ USD, BBI đến Shark Tank Việt Nam kêu gọi các Shark đầu tư 30 tỷ đổi lấy 18% cổ phần.

Với 30 tỷ tiền vốn, BBI sẽ sử dụng 10 tỷ vào việc truyền thông thay đổi nhận thức của người tiêu dùng với tệp khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập bình quân từ 100 – 265 triệu đồng; 5 tỷ sử dụng để phát triển thị trường quốc tế; 3 tỷ đầu tư vào nguồn nhân lực và phần còn lại sử dụng làm vốn lưu động.

Kết quả gọi vốn

Chỉ Shark Bình và Shark Hùng Anh có hứng thú với BBI. Sau khi cân nhắc, Xuân Trang và Tuấn Anh chấp nhận lời đề nghị của Shark Hùng Anh bởi số cổ phần mong muốn sở hữu của ông thấp hơn Shark Bình.

Thương vụ gọi vốn thành công tại Shark Tank Việt Nam với thỏa thuận đầu tư 10 tỷ đổi lấy 15% cổ phần, 20 tỷ còn lại là khoản vay theo nhu cầu.

Email xác nhận đã được gửi. Nếu không thấy, xin vui lòng kiểm tra thư mục spam của bạn, cảm ơn.

Upload thành công!